* Tại sao cần xét nghiệm thực phẩm gây dị ứng
Mục tiêu chính của việc phát hiện các thực phẩm gây dị ứng là nhằm cung cấp cho bệnh nhân danh sách các loại thực phẩm gây dị ứng, từ đó xây dựng một chế độ ăn uống loại trừ các thực phẩm này. Giúp bệnh nhân dự phòng, tránh được các phản ứng dị ứng xảy ra do ăn phải thực phẩm gây dị ứng.
Dự phòng dị ứng thực phẩm là rất quan trọng, bởi vì nếu xảy ra dị ứng thực phẩm nặng như sốc phản vệ thì việc điều trị là khó khăn, tốn kém và thường không phải bệnh nhân nào cũng có thể hồi phục. Dự phòng dị ứng thực phẩm bao gồm:
• Mọi người cần có hiểu biết về thực phẩm gây dị ứng và biểu hiện của dị ứng thực phẩm.
• Tránh sử dụng những thực phẩm mà bản thân đã bị dị ứng, kể cả tránh tiếp xúc qua da hay qua đường hô hấp.
• Phát hiện sớm các triệu chứng của phản ứng dị ứng. Ghi nhớ các triệu chứng biểu hiện lâm sàng thường gặp ở dị ứng thực phẩm trên da, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp.
• Cần nhớ rằng, các thực phẩm “gần gũi nhau” có thể gây phản ứng chéo, nghĩa là khi dị ứng với thực phẩm này thì dễ bị dị ứng với thực phẩm “gần gũi” kia. Chẳng hạn, sữa bò và thịt bò là 10% (nếu bị dị ứng với sữa bò thì có nguy cơ dị ứng với thịt bò là 10%), trứng và thịt gà là dưới 5%, sữa bò và sữa dê là hơn 90%, cá là hơn 50%, đậu phộng và các hạt họ đậu là dưới 10%, đậu nành và các hạt họ đậu là 5%, lúa mì và các hạt ngũ cốc khác là 25%.
* Các phương pháp xét nghiệm thực phẩm gây dị ứng.
Thư Viện Quốc Gia Hoa Kỳ về Y Khoa đưa ra một số xét nghiệm cần làm ở một người có triệu chứng dị ứng như sau:
- Những xét nghiệm thử phản ứng ở da: đây là những xét nghiệm mà chúng ta tiêm những chất có khả năng dị ứng vào dưới da để xem có phản ứng dị ứng hay không. Những xét nghiệm này thường được dùng để xác định khả năng gây dị ứng của các loại tác nhân dị ứng là: phấn hoa, thức ăn, nấm mốc …
(Xét nghiệm dị ứng thực phẩm bằng phương pháp skin-test)
- Thử chế độ ăn: Bệnh nhân được dùng các thực ăn dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ, thường trong bối cảnh bệnh viện. Thử nghiệm tiến hành theo một trong ba cách: công khai, mù đơn, mù kép. Thử nghiệm công khai, cả bác sỹ và bệnh nhân đều biết rõ đang thử nghiệm tác nhân dị ứng nào, loại thử nghiệm này có có tính chủ quan cao nên ít chính xác nhất trong ba cách thử nghiệm. Trong thử nghiệm mù đơn, chỉ bệnh nhân biết mình đang ăn món gì nên có phần khách quan hơn. Trong thử nghiệm mù kép, cả hai đều không biết rõ, khách quan nhất trong ba cách. Loại thức ăn nghi ngờ dị ứng và chất giả hiệu đều được cho vào viên nang đông cứng, cả bác sỹ và bệnh nhân đều không biết rõ viên nào là tác nhân gây dị ứng hay là thuôc giả hiệu. Các triệu chứng phát sinh được xem là các chứng cứ xác thực về thức ăn gây dị ứng.
- Chế độ ăn loại trừ: thử nghiệm này yêu cầu loại trừ hẳn các loại thức ăn có thể gây dị ứng, rồi sau đó đưa chúng lại vào khẩu phần ăn trong một thời gian để quan sát. Nếu triệu chứng dị ứng vẫn xảy ra trong chế độ ăn loại trừ khắt khe thì các thức ăn đã loại trừ khỏi chế độ ăn không phải là tác nhân gây dị ứng.
- Xét nghiệm máu: thường là xét nghiệm chất hấp thu miễn dịch liên kết với enzyme để phát hiện loại thực phẩm gây dị ứng. Phát hiện nồng độ kháng thể IgE trong máu tăng cao ở những bệnh nhân đang bị nghi ngờ dị ứng thực phẩm. Ngoài ra còn có thêm nhiều xét nghiệm chuyên biệt hơn, có thể đo IgE đặc hiệu trong máu cho từng nhóm thực phẩm gây dị ứng. Cho phép bệnh nhân biết chính xác mình bị dị ứng hay không bị dị ứng với 1 loại thực phẩm nghi ngờ nào đó.
(một bộ KIT xét nghiệm dị ứng thực phẩm đã được thương mại hóa trên thị trường)
Trong tất cả các phương pháp xét nghiệm tìm nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm, xét nghiệm máu là phương pháp nhanh nhất, có độ chính xác cao, an toàn và không gây đau đớn cho bệnh nhân.
* Những ai nên đi xét nghiệm thực phẩm gây dị ứng
- Những người đã có (hoặc từng nghi ngờ) biểu hiện triệu chứng dị ứng thực phẩm.
- Những đối tượng trong gia đình có người bị dị ứng (vì dị ứng thực phẩm có tính di truyền qua các thế hệ).
* Những đối tượng không được chỉ định xét nghiệm dị ứng thực phẩm:
- Những người mắc bệnh truyền nhiễm qua máu (như HIV).
- Trẻ em dưới hai tuổi (vì những trẻ dưới 2 tuổi, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, các đáp ứng miễn dịch chưa rõ ràng)
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú (những người này thường có các phản ứng miễn dịch chéo, nên kết quả xét nghiệm không chính xác).
- Những người đang sử dụng các loại thuốc có chứa steroid hoặc các loại thuốc ức chế miễn dịch.
Phạm Nhàn tổng hợp